fbpx
Công ty XKLĐ Bảo Ngọc Việt

HỎI ĐƠN HÀNG ( CHAT FACEBOOK hoặc BẤM GỌI )

  0987 235 083 ( Anh Công )

  • Văn phòng tiếp nhận hồ sơ: Ô 20, liền kề 7, khu đô thị tân tây đô, Tân lập, Đan phượng, HN.( Địa chỉ lên thi tuyển )
 
Tin tức thị trường XKLD

Thực trạng lao động bỏ trốn ở Đài Loan

Lao động Việt đi Đài Loan và bỏ trốn nhiều

[mks_dropcap style=”rounded” size=”30″ bg_color=”#ba9937″ txt_color=”#000000″]1[/mks_dropcap]Lao động quá đễ để bỏ trốn tại Đài Loan

Đài Loan là nước dễ xuất nhập cảnh và tìm việc phù hợp với lao động Việt Nam đồng thời các chủ lao động khá dễ dàng nhận các lao động là Người Việt nếu họ có tay nghề. Tình trạng quản lý lao động lỏng lẻo của phía ĐàiLoan cũng khiến số lao động bỏ trốn ngày một nhiều.

Theo Cục quản lý lao động nước ngoài, Đài Loan là thị trường thu hút nhiều lao động nước ngoài. Từ tháng 11/1999 đến nay, Việt Nam đã đưa 45.000 người đi làm việc tại lãnh thổ này và có 37.000 người đang làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc phục vụ, sản xuất chế tạo, thuyền viên tàu cá và xây dựng. Tỷ lệ lao động trốn ra ngoài làm ăn là 4,8%, riêng lao động thuyền viên bỏ trốn khoảng 9%.

 

[mks_dropcap style=”rounded” size=”30″ bg_color=”#ba9937″ txt_color=”#000000″]2[/mks_dropcap]

Lý do gì khiến lao động Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan nhiều đến vậy

Lao động Việt Nam đi Đài Loan hiện nay chiếm tỉ trọng cao nhất lên tới 60%, tuy nhiên gần đây cảnh sát Đài Loan đưa ra nhiều cảnh báo về việc nhiều lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan và bỏ trốn ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân khiến lao động muốn bỏ trốn như hết hạn hợp đồng không muốn về nước, bỏ trốn ra ngoài làm việc với chủ khác thuê trả lương cao hơn, các lý do khác như phạm tội…

Chính phủ Đài Loan có thể sẽ siết chặt chính sách nhập cảnh cho lao động Việt Nam nếu tình trạng bỏ trốn tiếp tục diễn ra.

Cùng một công việc nhưng nếu lao động bỏ trốn ra ngoài, dễ dàng tìm được việc qua bạn bè đã từng sang Đài Loan mách nước, Thị trường Đài Loan cũng khát lao động Việt Nam vốn được coi là có tay nghề tốt, chăm chỉ, chịu khó . Do đó mặc dù cảnh báo như vậy nhưng chính phủ Đài Loan vẫn bật đèn xanh cho lao động được nhập cảnh vào Đài Loan làm việc do thiếu nhân công tại các nhà máy.

 

[mks_dropcap style=”rounded” size=”30″ bg_color=”#ba9937″ txt_color=”#000000″]3[/mks_dropcap]

Cảnh báo những nguy hiểm khi bỏ trốn

Theo tin từ Bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, từ 1/9 đến hết 30/11, Uỷ ban Lao động của lãnh thổ này sẽ tăng cường truy bắt lao động nước ngoài bỏ trốn. Theo đó, sẽ tăng tiền thưởng từ 2.000 lên 3.000 đài tệ cho cảnh sát bắt được một lao động phi pháp. Mức tiền thưởng cho tập thể cảnh sát, cơ quan chức năng địa phương khi bắt được những lao động này cũng sẽ được tăng lên. Đây là biện pháp nhằm giảm số công nhân nước ngoài bỏ trốn – vấn đề gây nhức nhối trong xã hội Đài Loan.

Các lao động đi làm ở Đài Loan không nên bỏ trốn ra ngoài: nếu bị bắt được sẽ bị trục xuất, và cấm nhập cảnh vào Đài Loan. Trong trường hợp vi phạm hợp đồng  sẽ bị xử phạt , mất tiền cọc.

[mks_pullquote align=”left” width=”600″ size=”18″ bg_color=”#bca767″ txt_color=”#ffffff”]CÁC ANH EM LAO ĐỘNG TẠI NƯỚC NGOÀI CHÚ Ý NHA CÓ TÝ GỌI LÀ NGUY HIỂM VỚI CÁC MEM LƯU VONG[/mks_pullquote] Đáng nói là dù mức phạt không cao nhưng gần 6 năm qua, các cơ quan thẩm quyền, chính quyền các cấp vẫn chưa xử phạt trường hợp nào. Ông Nguyễn Thanh Hòa thừa nhận: “Đúng là Nghị định 144/CP chưa phát huy hiệu quả, thiếu tính răn đe. Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cả doanh nghiệp (DN) XKLĐ”.Trên thực tế, theo Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, trong số khoảng 170 DN XKLĐ, DN nào cũng có lao động bỏ trốn ở nước ngoài; nơi ít thì một hoặc vài phần trăm, nơi cao lên đến 20%… Tuy nhiên, do không bị xử phạt nên thời gian qua, NLĐ vẫn ngang nhiên vi phạm hợp đồng, vi phạp pháp luật ở nước ngoài. Cũng vì lý do này, ở hầu hết các thị trường, nhất là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Trung Đông, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn rất nhiều. Sau một thời gian làm việc bất hợp pháp, để được về nước, họ tìm cách ra trình diện với cảnh sát, đóng tiền phạt là… “được trục xuất” về.Không thể đùa với pháp luật!Ông Tống Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng, cho rằng chính việc xử lý vi phạm thiếu hiệu quả dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn gia tăng. Do đó, rất cần có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Tuy nhiên, theo ông Tùng, để tránh tình trạng luật có như không, cần phải có cơ chế, gắn kết trách nhiệm, phối hợp xử lý vi phạm giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương. “Không thể để NLĐ vi phạm về nước muốn làm gì thì làm, thiệt hại chỉ có DN gánh chịu” – ông Tùng nhấn mạnh.Bàn về Nghị định 95/CP, ông Nguyễn Thanh Hòa khẳng định: “Cái giá phải trả cho việc lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc là quá lớn. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB-XH và các bộ, ngành, chính quyền địa phương cùng vào cuộc, ra sức tuyên truyền, vận động NLĐ nâng cao ý thức tuân thủ hợp đồng, pháp luật nhưng chưa ăn thua. Chỉ có xử lý thật nghiêm bằng biện pháp kinh tế mới mong ngăn ngừa, hạn chế NLĐ vi phạm”.Tới đây, Bộ LĐ-TB-XH sẽ có thông tư hướng dẫn, quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan chức năng trong xử phạt hành chính. Mức phạt theo quy định mới khá cao. Các vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật bỏ trốn ở lại nước ngoài bất hợp pháp như nêu trên sẽ phải chịu mức phạt 80-100 triệu đồng, cao gấp 33-80 lần quy định cũ.theo báo lao động

 

 

Kể từ năm 2002, tỉ lệ người Việt Nam bỏ trốn sau khi xuất khẩu lao động sang Đài Loan đã tăng lên mức cao nhất trong số công nhân nước ngoài. Để đối phó với vấn đề nghiêm trọng này, bên cạnh việc nâng cao mức phí phá vỡ hợp đồng, Đài Loan cũng đã ban hành lệnh cấm ngư dân Việt Nam vào tháng Năm năm 2004, và dừng việc tuyển dụng điều dưỡng và người giúp việc Việt Nam vào tháng Một năm 2005. Người Việt vẫn được tiếp tục làm việc tại Đài Loan ở một số ngành như công nghiệp.

Vừa qua, theo Bộ Lao động nước này, lệnh cấm kéo dài 10 năm qua đối với một số loại hình lao động Việt Nam đã được dỡ bỏ kể từ ngày hôm nay, khởi đầu áp dụng với khoảng 10.000 công nhân sẽ đặt chân tới Đài Loan trong 3 tháng tới.

Theo chủ tịch Tổ chức Phát triển Nguồn Nhân lực hoạt động dưới quyền Bộ Lao động Đài Loan – ông Liu Chug-chun, công nhân Việt Nam tới làm việc tại Đài Loan sẽ phải tham dự các khóa đào tạo kéo dài 390 giờ đồng hồ, về luật pháp, tiếng Quan Thoại và dịch vụ chăm sóc điều dưỡng.

Dựa vào số liệu thông kê thì chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chế tài xử phạt đối với hành vi bỏ trốn sau khi lệnh cấm từng được đưa ra trước đây. Từ khi áp dụng hình phạt, cho tới nay, tỷ lệ mất tích hoặc bỏ trốn đã giảm đáng kể, từ 10,2% trong năm 2004 xuống còn 5,8% năm 2014. Mặc dù vậy, nếu so với các nước khác như Indonesia (3,9%), Phiippines (0,56%) hay Thái Lan (0,48%) thì tỷ lệ này vẫn cao vào năm 2014.

congnhanvietnam

Công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động sang Đài Loan (Ảnh: Vietnamnews)

Ngoài ra, mới đây, chính phủ cũng tuyên bố sẽ nâng mức phạt lên 150.000 nhân dân tệ đối với công nhân bỏ trốn, đồng thời cấm họ rời đất nước trong vòng ba năm nếu bị phát hiện. Phía Việt Nam cũng phải trả một khoản tiền hồi hương trong vòng 1 tháng sau khi một công nhân bất kỳ được báo cáo mất tích, mà trước đó do Đài Loan hỗ trợ.