fbpx
Công ty XKLĐ Bảo Ngọc Việt

HỎI ĐƠN HÀNG ( CHAT FACEBOOK hoặc BẤM GỌI )

  0987 235 083 ( Anh Công )

  • Văn phòng tiếp nhận hồ sơ: Ô 20, liền kề 7, khu đô thị tân tây đô, Tân lập, Đan phượng, HN.( Địa chỉ lên thi tuyển )
 
Xuất khẩu lao động Đài Loan Tin tức thị trường XKLD

Du lịch tự do khám phá Đài Loan | Đài Nam sau đó Đài Trung và đến Đài Bắc

Sau bốn ngày vui chơi thỏa thích ở Cao Hùng, gia đình BLDL thẳng tiến về cố đô của Đài Loan: Thành phố Đài Nam cổ kính. Chắc do không có duyên với Đài Nam hay sao mà trong hai ngày ngắn ngủi mưa dầm dề kéo dài từ sáng đến tối. Nhưng dân chơi không sợ mưa rơi! Cả nhà mình vẫn lên kế hoạch các điểm vui chơi khả thi, xách ba lô lên và ẵm Silk đi khám phá Đài Nam. Nhờ vậy mà mình có bài viết chia sẻ lịch trình ở Đài Nam cho mọi người tham khảo nè.

Trời âm u, mưa rả rích ngày đêm ở Đài Nam

Đến Đài Nam mọi người chủ yếu tham quan các khu phố cổ bởi đây được xem là niềm tự hào, là nét đặc trưng văn hoá của thành phố này. Ngoài ra còn có những khu du lịch sinh thái với nhiều cây xanh, trong lành thích hợp kiểu gia đình dã ngoại cuối tuần. Có thể điểm qua như:

  • Các khu phố cổ: Gồm Phố cổ Anping Old Street và khu chùa Khổng tử với những con phố gần như là cổ nhất ở Đài Loan.
  • Sicao Green Tunnel và Qigu Salt Mountain này nằm ở ngoại thành
  • Bảo tàng Chin Mei theo phong cách rất châu Âu, nên đến vào buổi tối để ngắm nhìn bảo tàng lên đèn.

Tiếc thay, do mưa dai dẳng suốt ngày lại du lịch cùng Silk nên vợ chồng mình phải “chọn mặt gửi vàng” chỉ đi một số điểm phù hợp với trẻ nhỏ mà thôi. Nếu có dịp đến Đài Nam vào lúc nắng đẹp, các bạn có thể đến nhiều điểm hấp dẫn hơn. Và đừng quên chia sẻ cho BLDL thèm chơi nhé.

Dưới đây là lịch trình hai ngày du lịch “cưỡi ngựa xem hoa” cực kỳ nhẹ nhàng ở Đài Nam

Ngày đầu tiên: Anping Old street

Mình là một đứa rất yêu những gì thuộc về văn hoá cổ. Vì vậy, với mình Anping Old Street là điểm tham quan nhất định không thể bỏ qua. Đây là một tổ hợp lớn các khu di tích, khu nhà cổ và cả chợ đêm.

Phương tiện ở Đài Nam khá hạn chế vì không có MRT, chủ yếu phải dùng xe bus. Nhưng xe bus ở đây khá nhiều, tiện lợi, có chuyến liên tục, phù hợp với thành phố nhỏ như Đài Nam. Tainan có 2 hệ thống xe bus chạy trong thành phố, một hệ thống gọi là City Bus chuyên phục vụ người dân gồm 6 line chính (blue, green, brown, orange, yellow, red) và 2 line chuyên phục vụ khách du lịch Đài Nam là Anping Line-88 và Taijiang Line-99.

Thường thì bạn chỉ cần quan tâm đến 2 bus 88, 99 là đủ vì với 2 tuyến bus này sẽ đưa bạn đi gần như hết các điểm tham quan của Đài Nam. Lịch trình các tuyến xe bus bạn có thể xem ở đây. Để đến được khu phố cổ Anping, các bạn đi chuyến xe Taijiang Line-99.

Đầu tiên là mình mua vé vào tham quan khu di tích Anping Old Fort – được xây dựng từ thế kỷ 17, dưới thời kỳ người Hà Lan chiếm đóng Đài Nam. Giá vé khoảng 30NT. Khuôn viên khá rộng, bên trong có một bảo tàng nhỏ lưu trữ lại những cổ vật xa xưa. Theo mình, nơi đây cũng không có gì đặc biệt lắm. Vợ chồng mình chỉ mất khoảng 10 phút để tham quan tất cả các điểm trong khu di tích.

Nguồn: cattanblog

Điểm hấp dẫn mình duy nhất là Anping Old Street – Đường cổ Anping. Một con đường cổ, hẹp nhưng thoáng gió, dọc 2 bên đường là những căn nhà gạch cao xưa cũ. Hàng quán bầy bán kín hai bên đường nhưng vẫn rất có lề lối.

Nguồn: Synapticism

Các đặc sản địa phương được bán ở con đường này: Các loại trái cây đặc trưng của vùng Đài Nam, kẹo đậu phộng trứ danh, huyết lợn, lap xưởng Đài Nam,.. hoặc có thể tìm thấy các món quà lưu niệm độc đáo như búp bê vải, búp bê gỗ chỉ có ở khu chợ này.

Cả nhà mình mang dù đội mưa rong ruổi khắp các ngõ ngách phố cổ rồi dừng lại ăn chè sương sa hột lựu ở một quán nhỏ ven đường. Nhìn chung, Anping có nét trầm cổ mang mác như Hội An của chúng ta vậy và chỉ phù hợp dạo chơi khi thời tiết đẹp mà thôi.

Mình mê mẩn món ổi lắc bột xí muội của Đài Nam

Đó là lí do vì sao BLDL quay trở về khách sạn lúc 1g để nghỉ ngơi và thu dọn hành lý chuẩn bị tiến lên Taichung.

Ngày 2: Di chuyển đến Đài Trung

Ngày thứ hai là ngày hoàn toàn cho việc di chuyển từ Đài Nam đến Đài Trung. Ngày rời khỏi Đài Nam cũng là một ngày mưa rả rít. Chúng mình đón xe điện đến Đài Trung và bắt thêm taxi để về khách sạn từ Taichung Station. Tiền phí taxi khoảng 240 Tệ.

Các bạn có thể tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm đặt vé xe điện TRA ở Đài Loan:

và tìm hiểu về hai hệ thống xe lửa TRA và HSR của Đài Loan – phương tiện di chuyển chính cho chuyến du lịch Đài Loan của bạn:

Thế là kết thúc những ngày mưa dài tại Đài Nam. BLDL chuẩn bị tinh thần khám phá tiếp miền Trung Đài Loan. Các bạn có ý định du lịch Đài Loan đừng bỏ qua các phần bài viết tiếp theo nhé.

 

 

Ngày đầu tiên: Chợ đêm Feng Chia

Ngày đầu tiên BLDL đặt chân đến Đài Trung khi trời vừa sập tối. Thời điểm này không có gì thích hợp hơn là dắt nhau đi chợ đêm ăn hàng thôi. Có thể nói chợ đêm là một nét văn hoá đặc trưng của xứ Đài. Đến Đài Loan mà chưa đi chợ đêm xem như chưa hiểu gì về Đài Loan nhé.

Không từ ngữ nào có thể diễn tả được sự đa dạng choáng ngợp cũng như hương vị ấn tượng của các món ăn vặt tại chợ đêm Đài Loan. Ba đứa mình mất gần 3 tiếng mà vẫn chưa ăn hết tất cả các món ở chợ đêm Feng Chia. Feng Chia là một trong những chợ đêm lớn nhất tại Đài Trung, thu hút khá nhiều khách du lịch.

Nếu các bạn không tiện đường đến Feng Chia thì chỉ cần google search là tìm ra vô số các chợ đêm lớn nhỏ khác nhau quanh khu vực bạn sống. Và các bạn cứ yên tâm là bất cứ chợ đêm nào ở Đài Loan dù lớn hay nhỏ cũng thú vị cả.

Ngày thứ hai: Rainbow village – Nhà hàng Din Tai Fung – Nhà hàng Karuisawa

Rainbow village (Làng Cầu Vồng) là một trong những địa điểm du lịch được quảng bả rầm rộ tại Đài Trung. Rainbow village là ngôi làng nhỏ bảy sắc cầu vồng với những họa tiết hình thù đặc biệt, kết hợp với nhau vô cùng ngẫu nhiên và đầy màu sắc.

Cả ngôi làng được vẽ bởi một người lính già đã nghỉ hưu với mục đích ban đầu là phản đối chính sách di rời, phá hủy ngôi làng của chính quyền thành phố.  Không ngờ từ ý tưởng hoàn toàn ngẫu hứng, “tác phẩm” của ông lại trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch ghé thăm khi đến Đài Trung.

Nhờ đọc những thông tin quảng cáo hoành tráng như thế này mà BLDL quyết định phải ghé thăm bằng được Làng Cầu Vồng. Nhưng…có những điều chỉ tuyệt vời đúng như quảng cáo mà thôi. Sự thật không huy hoàng như hai đứa từng nghĩ. Thôi cứ xem đây là một kỉ niệm “đáng nhớ” của BLDL ở Đài Trung nhe.

Tuy nhiên, ngày thứ hai ở Đài Trung lại được bù đắp thoả đáng bằng những bữa ăn tuyệt vời: một bữa trưa hoành tráng ở Din Tai Fung và một bữa tối ngon tê tái với lẩu của Nhà hàng Karuisawa (輕井澤鍋物). Nhà BLDL chỉ cần ăn no ăn ngon là vui lại liền à hehe.

Ngày thứ ba: Thị trấn Puli – Cingjing Farm

Sau thất vọng nhẹ về Làng Cầu Vồng – Rainbow Village, gia đình Ba lô Dép Lào vẫn không nản chí dành trọn ngày thứ ba ở Đài Trung khám phá một địa điểm du lịch nổi tiếng không kém. Đó là Cingjing Farm. Cingjing Farm được mệnh danh là Thuỵ Sỹ thu nhỏ của Đài Loan nhờ vào những thảo nguyên xanh mướt, cối xay gió, những đàn cừu trắng được nuôi thả, khí hậu mát mẻ thậm chí khá lạnh vào ban đêm và sáng sớm…Đó là lí do vì sao Cingjing Farm là điểm du lịch nổi tiếng khiến du khách thập phương không thể bỏ qua khi đến Đài Trung.

Trên đường đến Cingjing Farm, tụi mình nghỉ chân tại thị trấn Puli (Phố Lý). Puli là một thị trấn nằm ở Huyện Nam Đầu, ở trung tâm Đài Loan. Cũng giống như Cingjing Farrm, Puli hút hồn với những ngọn đồi xanh trùng điệp, thung lũng, núi non và nông trại thanh vắng, tạo cảm giác bình an thư giãn.

Ba ngày tại Đài Trung là khoảng thời gian yêu thích nhất trong 2 tuần tại Đài Loan của tụi mình. Silk có cơ hội hoà mình vào thiên nhiên, tiếp xúc với những con vật ăn cỏ hiền lành. Nhìn con tung tăng chạy nhảy, thích thú khám phá thiên nhiên, cuộc sống xung quanh là tất cả những gì mình cần. Hi vọng với một vài dòng nhật ký chia sẻ tại Đài Trung, các bạn sẽ biết thêm nhiều điều hay ho để tham khảo cho chuyến đi Đài Trung của mình nhé.

 

 

Sau 9 ngày khám phá dọc miền đất nước Đài Loan, xuất phát từ Cao Hùng, Đài Nam rồi Đài Trung, BLDL dành trọn 5 ngày cuối cùng cho thành phố nhộn nhịp bậc nhất Đài Loan. Đó chính là Đài Bắc.

Đài Bắc là thành phố lớn phía bắc của Đài Loan với nhiều cơ quan hành chính và trường học. Do vậy mọi thứ ở đây đều khá đắt đỏ. Do đó việc lựa chọn khách sạn ở Đài Bắc cũng là một vấn đề. Với các bạn đi bụi thì có thể ngủ hostel, dorm giường tầng với giá thuê ngang ngửa với phòng thuê ở Singapore. Còn các gia đình có bé nhỏ đi cùng nên thuê nhà ở AirBnB vì không gian rộng rãi, thoải mái và tiện lợi hơn. Các bạn yên tâm là mình sẽ có một bài viết riêng chia sẻ về chuỗi nhà ở AirBnB mà gia đình đã ở qua trong suốt 14 ngày tại Đài Loan nha.

Du lịch tự do khám phá Đài Loan | Đài Nam sau đó Đài Trung và đến Đài Bắc 1

Việc đi lại ở Đài Bắc rất thuận tiện bởi hệ thông giao thông cực kỳ phát triện với mạng lưới tàu điện ngầm, xe bus, và xe máy. Dịch vụ đều rất tốt và giá cả hợp lý.

Sau đây là lịch trình gợi ý ăn chơi nhảy múa trong 5 ngày của vợ chồng mình. Vì đi với Silk nên tụi mình bị hạn chế về cả thời gian và địa điểm tham quan. Các bạn cứ tham khảo và chọn lọc lấy những điểm phù hợp với lịch trình du lịch của mình nhé.

Ngày 1: Khu ăn uống vui chơi Ximen

Từ Đài Trung, gia đình BLDL đón tàu điện tiến về Đài Bắc là gần 3g chiều. Mất hết hơn nửa ngày di chuyển, cả nhà ai nấy đều thấm mệt, cần được “sạc pin” lấy lại năng lượng. Thế là BLDL chọn tổ hợp ăn uống vui chơi Ximen nằm giữa trung tâm Đài Bắc.

Vừa bước ra khỏi trạm tàu điện, mình đã cảm nhận được không khí náo nhiệt nơi đây. Đâu đâu cũng có la liệt những dòng người xếp hàng đợi đặt đồ ăn thức uống hoặc chen chúc trong các cửa hàng quần áo thời trang, tiếng cười đùa hớn hở của các bạn trẻ, tiếng bước chân vội vã trên đường…Thật đúng chất Đài Bắc.

Một trong những món mình phát cuồng nhất ở Đài Bắc đó chính là đệ nhất gà viên chiên. Ngay khu trung tâm Ximen, khi vừa lên thăng máy bước ra khỏi trạm tàu điện là bạn sẽ thấy ngay bản hiệu màu đỏ to tướng ghi “The best fried chicken in Taiwan”. Cửa tiệm này nằm đối diện toà nhà H&M đồ sộ khu Ximen nên khá dễ tìm. Lần nào mình đến mua gà cũng phải xếp hàng ít nhất 10-15 phút hix.

Gà được chiên giòn rụm, nóng hổi và được nêm nếm gia vị đậm đà. Phần size vừa có giá 75NT, phần lớn 100NT. Bật mí là các bạn nên chọn loại hơi cay cay một chút, ăn sẽ bắt hơn đây.

Chưa no bụng, ba người còn dạo một vòng khu ăn uống rồi xử thêm phần kem đá bào 100 tệ, cà chua ngào đường 35 tệ và một phần mì bò 240 tệ. No bể bụng luôn.

Tô kem đá bào khổng lồ hai người ăn mới hết nè
Mì bò gồm nạm và gân bò, ăn kèm với bắp cải trộn dầu dấm và chân gà rút xương

Sau khi đã nạp đủ năng lượng, mình shopping đã đời ở Uniqlo Ximen. Thế là kết thúc ngày đầu tiên căng da bụng, chùng da mắt tại khu Ximen – Đài Bắc. Để biết thêm các món ăn hấp dẫn ở Đài Bắc, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết bên dưới:

Ngày thứ hai: Taipei Zoo – Quảng trường Tưởng Giới Thạch – Creative Park

1. Taipei Zoo

9g sáng ngày thứ hai, BLDL xuất phát khởi hành tiến về Taipei Zoo. Theo mình, đây là điểm tham quan cực kỳ lý tưởng và xứng đáng đứng vị trí số một trong suốt hành trình 14 ngày du hí Đài Loan của BLDL. Nếu các bạn muốn tạm lánh xa những con phố ồn ào và những tòa nhà chọc trời để hoà mình vào thế giới thiên nhiên hoang dã thì Taipei Zoo là lựa chọn tuyệt vời.

2. Quảng trường Tưởng Giới Thạch

Nguồn: Vinh Gấu

Điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến Đài Bắc đó chính là Quảng trường Tưởng Giới Thạch. Đây là một tổ hợp quần thể bao gồm: các khu vườn Trung Hoa cổ truyền, nhà văn hóa quốc gia, Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, quảng trường… Đặc biệt trong khu nhà tưởng niệm có hẳn một bảo tàng trưng bày những tư liệu, hình ảnh, tư liệu liên quan đến Tưởng Giới Thạch, cựu tổng thống của Trung Quốc và Đài Loan.

  • Thời gian mở cửa : 9h sáng – 18h00 tối
  • Cách đến Quảng trường : bạn có thể đi MRT tới đây khá dễ dàng, dừng tại ga Chiang Kai Shek Memorial Hall, sau đó đi bộ 1 đoạn là tới. Nếu các bạn đi từ Taipei Zoo đến đây thì chuyển tàu từ line nâu sang line đỏ, xuống trạm R08 là đến Quảng trường Tưởng Giới Thạch.

3. Creative Park

Kết thúc một ngày ăn chơi “bội thu” bằng những giây phút thư giãn nhẹ nhàng cùng Silk tại HUASHAN 1914 CREATIVE PARK. Đây là một khu hoạt động nghệ thuật của giới trẻ Taipei, thường xuyên diễn ra triển lãm, flea market hoặc liveshow nhỏ. Nơi đây làm mình gợi nhớ đến Pier-2 Art Center ở Cao Hùng.

Khuôn viên Creative Park khá rộng rãi, sạch sẽ, nhiều cây xanh và đầy các góc rất “nghệ”. Một địa điểm lý tường cho các bạn trẻ muốn làm vài shot hình sống ảo và là sân chơi thích hợp cho các gia đình có con nhỏ như mình.

Ngoài thức ăn ngon, ấn tượng sâu đậm trong lòng mình về Đài Loan là xây dựng rất nhiều sân chơi nghệ thuật cho các bạn trẻ, nhằm giúp phát triển tài năng cho thế hệ mai sau.

  • Cách đến Creative Park: Bạn bắt tàu MRT Zhongxiao Xinsheng, thoát bằng lối Exit 1. Đi bộ khoảng 5′ là tới.

Vậy là mình vừa hoàn tất nhật ký hai ngày đầu tiên ở Đài Bắc. Để biết về nhật ký của 3 ngày còn lại của BLDL, các bạn nhớ theo dõi đón xem các bài viết tiếp theo nhé.

Chúc các bạn đi chơi vui vẻ.